Khám phá ưu nhược điểm của công nghệ in offset

Ngày nay việc in offset đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in ấn hiện đại. Công nghệ in này thường áp dụng đối với các sản phẩm có chất liệu bằng giấy. Chẳng hạn như in catalogue, in profile, in tờ rơi, in tờ gấp, in bao thư, in ấn bao bì, ……..

Để có được một được in ra bằng công nghệ in offset phải trải qua 5 công đoạn. Bao gồm thiết kế chế bản, Out Film, Phơi bản kẽm, In offset, thành phẩm sau in.

Các ưu điểm của in offset là:

– Chất lượng hình ảnh cao – nét, không nhòe và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy.

Khám phá ưu nhược điểm của công nghệ in offset
Vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in nên hình ảnh in bằn công nghệ in offset luôn sắc nét.

– Khả năng ứng dụng lên nhiều bề mặt. Kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).

– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn . Vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

– Nếu in với

số lượng càng nhiều thì giá  thành càng giảm.

Bên cạnh đó in offset cũng có những mặt hạn chế :

– Phải in với số lượng nhiều.

Khám phá ưu nhược điểm của công nghệ in offset
Bởi in ấn với số lượng ít thì giá thành cao (do phải trải qua nhiều công đoạn ). Cho nên in offset với số lượng lớn sẽ tốt hơn.

– Màu sắc có sự sai lệch nhất định do các lý do sau:

+ Sau 4 lần in (bốn kẽm) mới ra thành phẩm nên không thể kiểm soát màu ngay từ đầu.

+ Thời tiết nóng lạnh cũng làm màu in khác đi (đây là lý giải tại sao cùng một sản phẩm mà in 2 lần vẫn có thể khác mầu nhau)

+ Bộ phận outfilm lệch hoặc phơi bản kẽm non, già hoặc in áp lực mạnh, yếu. Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sản phẩm

Như vậy in offset là một kỹ thuật in hiện đại mà hiện nay các công ty  in ấn đang sử dụng, nó có những mặt ưu và hạn chế nhất định. Song, đây là  hình  thức in có tính phổ biến rộng rãi cho các sản phẩm quảng cáo hiện nay.

Nguồn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *