Hiểu rõ hơn về các định dạng ảnh in ấn khi sử dụng

JPEG, PNG, GIF, TIFF, BMP: Khi nào nên sử dụng chúng. Và định dạng nào là định dạng ảnh in ấn

Không phải tất cả các định dạng của hình ảnh được tạo ra đều như nhau. Tất cả chúng đều có mục đích sử dụng và thuộc tính khác nhau. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được về các loại định dạng ảnh thông dụng. Và biết chính xác những định dạng ảnh nào sử dụng cho web, in ấn, các nền tảng mạng xã hội, logo và nhiều hơn nữa.

JPEG

File JPEG hay còn được gọi là các tập tin JPEG là một định dạng tập tin phổ biến cho các fle ảnh kỹ thuật số và đồ họa kỹ thuật số. Khi các tập tin JPG được lưu, họ sử dụng thuật toán nên “lossy”. Có nghĩa là chất lượng hình ảnh bị giảm đi khi kích thước tập tin bị giảm đi.

Tập tin JPEG ra đời vào năm 1992, có đuôi mở rộng là .JPG hoặc .JPEG. Độ sâu màu từ 24-bit đến 16 triệu màu. JPEG là chuẩn hình ảnh thông dụng nhất cho hầu hết các máy ảnh số hiện nay.

JPEG có thuật toàn nên rất phức tạp, thích hợp tạo ra những file dung lượng nhỏ, với hơn 256 màu.

Mắt của con người có thể cảm nhận được sáng và tối tốt hơn chi tiết màu sắc. Cho nên hình ảnh JPEG sử dụng điểm yếu này trong mắt của chúng tôi để giúp nén file. Nó đã hy sinh một số chi tiêt màu để tiết kiệm dung lượng tập tin. Quá trình này được gọi là “Lossy Compression”

JPEG tương thích rộng rãi với MAC và PC cũng như thiết bị di động, trình duyệt và chính sửa ảnh. Mozilla đã tạo ra một dạng file .jpeg của riêng mình được gọi là “Mozijpeg”. Nó giúp giảm dung lượng file 15% mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Tóm lại file JPEG sử dụng tốt nhất cho ảnh trắng đen, ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.

PNG

PNG (Portable Network Graphics) là định dạng tập tin đồ họa raster hỗ trợ nén dữ liệu không bị suy giảm. PNG được tạo ra như là một cải tiến, thay thế cho file GIF. Và là định dạng ảnh nén không bị suy giảm chất lượng sử dụng nhiều nhất trên Internet.

PNG ra đời vào năm 1996, với đuôi mở rộng .PNG. Hình ảnh nên không bị cạnh răng cưa. Nén theo chuẩn Lossless có nghĩa là không bị mất dữ liệu khi bị nén.

Có 2 loại định dạng file PNG khác nhau:

PNG-8 tương đương với GIF. Gồm 256 màu và 1-bit màu trong suốt. File PNG-8 thậm chí có dung lượng nhỏ hơn file GIF.

PNG-24 gồm 24-bit màu, tương đương với JPEG. Có thể gồm có hơn 16 triệu màu. Nén theo chuẩn Lossless có nghĩa là file sẽ lớn hơn JPEG.

Alpha Channel: độ trong suốt có thể được thiết lập giữa mờ đục, và hoàn toàn trong suốt, cho một cái nìn mờ ảo. Định dạng PNG có thể được đặt lên trên bất kỳ nền hình ảnh nào và vẫn giữ cho nó hiện lên trên được. Những trình duyệt cũ có thể gặp rắc rối với file PNG vì nó không thể xử lý các kênh Alpha.

GIF

Một định dạng tập tin hình ảnh thường được sử dụng cho hình ảnh trên web và sprite trong các phần mềm. Không giống như định dạng JPEG, GIF dùng thuật nén lossless mà không làm suy giảm chất lượng của hình ảnh. GIF lưu dữ liệu hình ảnh bằng cách sử dụng màu indexed, có nghĩa là mỗi hình ảnh có thể bao gồm tối đa 256 màu.

GIF (Graphics Interchange Format) được tạo ra bởi CompuServe vào năm 1987, với đuôi mở rộng .GIF có ít màu nên các tập tin sẽ có dung lượng nhỏ hơn nhiều so với JPEG.

Ảnh định dạng GIF sử dụng 256 màu. Bạn có thể sử dụng Dithering để làm cho các file nhỏ hơn. Quá trình này là lúc hai điểm ảnh có màu sắc tương đồng nhau kết hợp thành một màu tương ứng.

GIF sống động hơn với ảnh động. Hình động GIF rất đơn giản dễ tương thích và nó sẽ tự động được nhận biết trên hầu hết các trình duyệt Web. Nó hoạt động bằng cách tạo ra một loạt các khung hình GIF sau đó gộp lại tạo nên hình chuyển động được.

Bạn cần dụng photoshop để tạo ra những ảnh động GIF cho riêng mình hoặc tạo online trên website như gifmaker.me

Tóm lại GIF sử dụng tốt nhất cho hình ảnh đơn giản như những bản vẽ một mày và minh họa đơn giản. Hình động, hình ảnh web không nhiều màu, icon nhỏ.

TIFF

TIFF là một định dạng file hình ảnh chất lượng cao. Các tập tin TIFF cũng được gọi là .TIF viết tắt của Tagged Image File Format. Định dạng ảnh này tạo ra từ nam 1986 như định dạng file ảnh dùng cho scan. Và là nỗ lực muốn mọi người sử dụn chung 1 định dạng ảnh chuẩn thay vì nhiều khác nhau.

Hiểu rõ hơn về các định dạng ảnh in ấn khi sử dụng
                         Các kiểu nén file TIFF để thành định dạng ảnh in ấn.

File TIFF có thể xem được và chỉnh sửa được. Cho dù nén hay không, TIFF không bị mất bất kỳ dữ liệu hình ảnh. Do nó có chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc, nên file ..TIF là định dạng ưa thích thường dùng để lưu hình ảnh có màu sắc phức tạp hay hình ảnh được scan vào.

Tóm lại, file TIFF sử dụng tốt nhất cho hình ảnh sẽ mang đi in ấn sau đó. Nếu hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer. Hình ảnh kỹ thuật số chất lượng cao.

BMP

Các định dạng flie ảnh BMP, AKA bitmap hoặc device independent bitmap (DIB) là dạng file ảnh đồ họa dạng lưới. Được sử dụng để lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số bitmap. Nó độc lập với các thiết bị hiển thị (chẳng hạn như graphics adapter), đặc biệt là MS Windows và hệ điều hành OS/2.

BMP được tạo ra vào năm 1994, với đuôi mở rộng BMP (Bitmap Picture). Microsoft Corp nắm toàn quyền đối với định dạng này. Nó đã là định dạng hình ảnh ổn định với hệ điều hành Windows, kể từ đời 3.0. Tuy nhiên file BMP không hỗ trợ tốt việc nén hình ảnh hiệu quả.

File BMP có thể dễ dàng được tạo ra từ những dữ liệu pixel được lưu trong bộ nhớ máy tính. File Bitmap dễ dàng được dịch ra thành định dạng điểm (dot-format) cho thiết bị đầu ra như màn hình CRT và máy in.

Tóm lại BMP sử dụng tốt nhất cho hình ảnh sẽ được mang đi in ấn sau đó. Nếu hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer. Nếu bạn cần giữ lại các layer và alpha trong suốt. BMP tốt nhất cho bất cứ loại hình ảnh bitmap nào.

Nên sử dụng định dạng hình ảnh nào thích hợp?

Không có một định dạng ảnh in ấn phổ biến nào có thế dùng được tốt nhất cho tất cả các tình huống. Mỗi loại định dạng hình ảnh có lợi thế và bất lợi riêng của nó. Sau đây là bảng tóm tắt từng định dạng ảnh in ấn để bạn xem xét cái nào thích hợp nhất với mình.

JPEG: Hình ảnh web

Có lẽ đây là định dạng phổ biến và thông dụng nhất cho hình ản web. Định dạng JPEG là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu lưu hình ảnh lại với kích thước file nhỏ. Chẳng hạn như khi bạn cần phải upload online hoặc gửi qua email.

Nếu bạn không cần quan tâm lắm đến chất lượng hình ảnh hoặc có thể hình ảnh bị giảm chất lượng nhưng không đáng kể thì nên dùng JPEG.

GIF: Hình ảnh Web/ Hình động/ Clip Art

Trong số 3 định dạng GIF, JPEG, PNG thì GIF là lựa chọn tệ nhất cho hình ảnh đồ họa web. Mặc dù kích thước tập tin rất nhỏ và load rất nhanh. Thêm vào đó, nếu bạn muốn thêm những hiệu ứng hình ảnh động thì nên sử dụng GIF. Nó cũng là định dạng tốt cho ảnh Clip Art.

TIFF: Hình ảnh để in ấn

TIFF là lựa chọn tốt nhất và duy nhất cho các chuyên gia khi hình ảnh được dùng để in. Nó có khả năng đọc được màu sắc CMYK VÀ YCbCr. Cộng với khả năng có thể lưu được ảnh với pixel lớn. Làm cho nó trở thành lựa chọn duy nhất cho thiết kế in ấn, nhiếp ảnh và nhà xuất bản.

PNG: Hình ảnh Web/ Logo & Line Art

Đây là định dạng tốt cho hình ảnh đồ họa web. Nếu bạn muốn file ảnh có kích thước nhỏ, nhưng vẫn giữ được chất lượng, nên sử dụng chúng. Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng hình trong suốt như logo, icon không có nền, để chèn lên những hình ảnh khác, nó là định dạng dành cho bạn.

BMP: Hình ảnh sử dụng để in ấn sản phẩm

Những file với định dạng ảnh này có kích thước rất lớn và không hỗ trợ nén. Hình ảnh của nó mang lại rất tốt, màu sắc đậm đà, file chất lượng cao, đơn giản, dể sử dụng và có khả năng tương thích tốth nất trong tất cả phần mềm và hệ điều hành Windows. File BMP cũng còn được gọi là ảnh lưới hoặc ảnh paint.

Nguồn: Trung tâm tin học ĐH KHTN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *